103 đường số 7, khu dân cư Cityland CenterHills P.7, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Liên hệ với chúng tôi

Bài viết mới nhất

Tên miền và các khái niệm liên quan mà bạn cần biết

Tên miền và các khái niệm liên quan mà bạn cần biết

16/02/2023 Thiết kế website

Bạn đã thật sự hiểu được tên miền là gì? Cấu trúc của tên miền? Bạn có bao giờ thắc mắc những câu hỏi xung quanh tên miền hay chưa? Cùng  giải đáp tất cả ngay tại đây!

Tên miền là một trong những thành phần không thể thiếu để website có thể hoạt động. Vậy Tên miền là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Tên miền là gì?

Tên miền hay domain là gì – WEMETRICS

Tên miền hay còn gọi là domain, là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định.

Bạn hãy tưởng tượng tên miền như một địa chỉ nhà vậy, mỗi tên miền chỉ được sử dụng cho một trang web, và mỗi ngôi nhà chỉ được sử dụng một địa chỉ vậy. Khi bạn search trên Google Map địa chỉ nhà thì sẽ trỏ đến địa chỉ đó, còn khi bạn gõ đúng tên miền thì bạn sẽ được dẫn đến website tương ứng với tên miền đó. Tên miền có tác dụng thay thế một địa chỉ IP dài, việc nhớ tên miền sẽ dễ hơn là nhớ một dãy số ngẫu nhiên.

Ví dụ: Địa chỉ IP là 74.125.200.113 sẽ được mã hóa thành tên miền là google.com

Một tên miền sẽ có cấu trúc:

  • domain name + Top-Level Domain
  • Hoặc: domain name + Second Level + Top-Level Domain

Các thành phần được cách nhau bởi dấu “.”

Domain name thông thường các cá nhân, doanh nghiệp sẽ lựa chọn tên của mình hoặc tên công ty. Ví dụ như Google sẽ lấy là google.com, WEMETRICS sẽ dùng wemetrics.vn. Điều này giúp người dùng hay khách hàng có thể nhận diện và nhớ được thương hiệu của cá nhân, doanh nghiệp đó hơn.

Xem thêm: Gợi ý cách chọn tên miền đẹp và tối ưu nhất

Vậy còn Top-Level Domain và Second Level là gì?

Các loại tên miền

Tên miền mức cao (TLD) là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của tên miền – WEMETRICS

Tên miền mức cao nhất (Top-Level Domain)

Tên miền mức cao nhất (Top-Level Domain, viết tắt là "TLD") là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của tên miền.
TLD gồm 3 loại:

  • gTLDs – generic Top-Level Domain: là loại tên miền cấp cao chung, đây là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nó bao gồm các miền nổi tiếng như .com, .org và .net. cũng như những cái tên mới nổi khác như .xyz, .biz, .tech, .club, .online, .shop, và tên miền.store.
  • sTLDs: là tên Miền Cấp Cao Nhất Được Tài Trợ, các tên miền này khá hạn chế đối với một số tổ chức và nhóm nhất định. Các ví dụ phổ biến bao gồm .gov cho các trang web của chính phủ, .edu cho các tổ chức giáo dục và .post cho các dịch vụ bưu chính, .mil (quân đội), .asia được tài trợ bở DotAsia dùng cho các công ty thị trường hướng đến châu Á.
  • ccTLD – country-code Top-Level Domain: là loại tên miền cấp cao nhất phân theo quốc gia. Loại này là các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166. Như ccTLD ở Việt Nam là “.vn”, Anh quốc là “.uk”, Mỹ là “.us”, Ấn Độ là “.in”, Tây Ban Nha là “.es”.

Xem thêm:

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền .VN là gì?

Tên miền mức hai (Second Level)

Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ tại Việt Nam, cơ quan quản lý là Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn…

DNS là gì?

DNS là hệ thống phân giải tên miền, giúp người truy cập không cần quan tâm đến các số địa chỉ IP – WEMETRICS

DNS (viết tắt của Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, có chức năng thiết lập liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ, giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ các tên miền mà không cần phải quan tâm đến các số của địa chỉ IP. Bạn có thể tưởng tượng có thành phần trong danh bạ vậy, IP là số điện thoại, Domain là bạn lưu cho số điện thoại đó và DNS có nhiệm vụ liên kết cả 2 lại.

Một số câu hỏi thường gặp

Phân biệt Domain và Hosting – WEMETRICS

Phân biệt Domain và Hosting

Khái niệm domain thì chúng tôi đã giải thích ở trên, còn đối với hosting thì đây là sản phẩm cần một server vật lý, đặt một nơi nào đó trên thế giới và kết nối tới internet. Nó giống như một ổ đĩa chứa dữ liệu website. Nó được gọi là server vì nó thật sự mang ý nghĩa “phục vụ” (serves) website tới khách.

Domain và Hosting hoạt động song song với nhau – domain hoạt động như một địa chỉ của trang web của bạn, giúp thay thế con số IP khó nhớ và Hosting là ngôi nhà thực tế, là nơi thực tế chứa dữ liệu website thực của bạn. Cả 2 có mối quan hệ cộng sinh với nhau.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hosting TẠI ĐÂY.

Phân biệt Domain và URL

Về định nghĩa

UR là viết tắt của Bộ định vị tài nguyên đồng nhất, là địa chỉ của một trang web cụ thể hoặc một trang web trên internet. Ngược lại, tên miền là một chuỗi nhận dạng giúp xác định duy nhất một trang web cụ thể.

Về mối quan hệ

URL là địa chỉ web hoàn chỉnh. Nó cũng bao gồm tên của trang web, tên miền và giao thức để truy cập trang. Tên miền là một phần phụ của URL.

Ví dụ

Tên miền: wemetrics.vn

URL: wemetrics.vn/ten-mien-la-gi

Phân biệt domain và subdomain

Phân biệt domain và subdomain – WEMETRICS

Subdomain hay con gọi là tên miền phụ, về cơ bản đây là một tên miền con dưới tên miền chính. Tên miền phụ thường được sử dụng bởi các trang web để tạo các trang web con dưới cùng một tên miền.

Ví dụ: Khi WEMETRICS có nhu cầu bán các trang web về chủ đề dạy học online thì có thể đặt subdoamin của mình là “webelearning.wemetrics.vn”, sau đó xây dựng trang web hoặc Landing Page riêng trên subdomain đó.

Khác với tên miền, khi bạn muốn mua tên miền thì phải kiểm tra miền đó đã được ai mua chưa, còn đối với subdomain thì bạn có quyền tự tạo tên miền phụ cho tên miền đó.

Sự khác biệt giữa chuyển tên miền và trỏ tên miền là gì?

Đầu tiền, Chuyển tên miền (transfer domain) là thao tác chuyển tên miền mua từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Đôi khi chuyển tên miền bạn cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà đăng ký mới, tên miền sau khi chuyển thường sẽ tự được gia hạn thêm một năm.

Trỏ tên miền (point domain) là thao tác kết nối tên miền tới hosting. Trỏ tên miền sẽ không mất phí và bạn có thể đọc hướng dẫn trỏ tên miền để tự làm hoặc gọi nhận tư vấn của nơi bạn mua hosting, tên miền.

Nói chúng khi bạn đã có tên miền sẵn rồi và mới mua hosting ở một nhà cung cấp khác, bạn sẽ được yêu cầu trỏ tên miền đến hosting đó. Chỉ khi nào bạn cần quản lý hosting và và quản lý tên miền ở cùng một nơi thì mới cần chuyển tên miền.

Và trên đây là những khái niệm xung quanh tên miền - domain. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin thú vị. Hẹn gặp lại!