UI/UX là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một website. Vậy làm sao để đặt được những tiêu chuẩn đó? Các bước thực hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay sau đây!
Ngày nay khái niệm UI/UX Web Design phổ biến rất rộng trong mảng thiết kế website và đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một website liệu có tốt hay không. Vậy những tiêu chí nào đánh giá tiêu chuẩn đó? Các bước thực hiện ra sao? Kích thước website, kích thước banner website chuẩn là gì? Tìm hiểu ngay sau đây.
UI/UX Web Design là gì?
UX – User Experience Web Design chính là thiết kế tối ưu cho trải nghiệm người dùng website. Với sự chú trọng tới cảm nhận của người dùng đối với website khi sử dụng thì UX đưa ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng đòi hỏi người thực hiện thiết kế cần tuân thủ, đảm bảo đạt được một cách hiệu quả cao nhất.
UI – User Interface Web Design tức là thiết kế giao diện người dùng. UI có mối quan hệ mật thiết, liên quan trực tiếp tới tương tác người dùng với một website cụ thể. Tập trung vào việc bố trí, sắp xếp các yếu tố, các thành phần, các module của một website khoa học, hợp lý và đẹp mắt để tạo nên sức hút, sự chú ý cũng như hiệu quả sử dụng cao tới mức tối đa.
Đây là hai khái niệm luôn luôn song hành, đi đôi với nhau, đồng thời được sử dụng làm tiêu chuẩn chính để đánh giá một website bất kỳ nào đó.
Tiêu chí đánh giá UI và UX trong thiết kế website
Khả năng truyền tải tốt thông điệp
Trước khi thiết kế một trang web thì việc đầu tiên cần làm chính là xác định mục đích tạo ra trang web là gì cũng như thông điệp muốn truyền tải là gì. Từ đó, ta có được thông tin hữu ích và xây dựng định hướng thích hợp và thiết kế UI/UX chuẩn xác, phù hợp.
Một website chuẩn UI/UX cần đảm bảo thể hiện được đầy đủ thông điệp, ý nghĩa thông qua website sẽ đem lại chất lượng cao hơn cho chính trang web, cũng giúp tiếp cận khách hàng trở nên đơn giản mà hiệu quả.
Những yếu tố này rất quan trọng, nhất là đối với những website về ngành dịch vụ, cần truyền tải nội dung một cách hiệu quả để người dùng hiểu.
Khả năng giúp điều hướng và khả dụng
Đây vừa là một trong những yếu tố đánh giá tiêu chuẩn UI/UX, vừa là một yếu tố ảnh hưởng đến SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google. Vì thế các thành phần từ thanh menu, hay hệ thống điều hướng đều được tiến hành sắp xếp khoa học, hợp lý,… Đó chính là yếu tố tạo nên một giao diện thân thiện với người dùng, trải nghiệm hiệu quả ở mức tối đa.
Tính khả dụng được thể hiện ở chỗ người dùng truy cập đơn giản, dễ dàng thực hiện các thao tác để chuyển tới một sản phẩm, hay một dịch vụ khác khi có nhu cầu.
Khả năng tạo sự mạch lạc và rõ ràng
Sự mạch lạc và rõ ràng đối với một website là vô cùng quan trọng và cần thiết để tạo nên website thân thiện nhưng vẫn đảm bảo truyền tải một cách rõ ràng, hiệu quả nhất để đem tới hiệu quả sử dụng cao, mang tới trải nghiệm lý tưởng cho nhu cầu, cho đòi hỏi thực tế của từng người dùng.
Ta cần quan tâm đến một số yêu cầu như:
- Khoảng cách, tỷ lệ giữa các phần trên tổng thể giao diện cần đảm bảo có sự cân đối và hợp lý.
- Đáp ứng được tiêu chuẩn tỉ lệ theo các Grid quốc tế, giúp tạo nên website có giao diện cân đối được đảm bảo tốt nhất.
- Màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, hay hình ảnh,… có sự hài hòa, được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học.
- Đảm bảo sự mạch lạc và ràng, từ đó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tiếp cận khách hàng tiềm năng, đồng thời phát triển việc kinh doanh online dịch vụ, sản phẩm,…
Các bước thực hiện hiện thiết kế website chuẩn UI/UX
- Bước 1: Thực hiện nghiên cứu về nội dung, cũng như định hướng phát triển, hay tầm nhìn của chủ sở hữu website. Khi đã xác định chính xác được mong muốn, yêu cầu của khách hàng thì mới bắt đầu thực hiện thiết kế.
- Bước 2: Tìm hiểu kỹ về câu chuyện thương hiệu, bên cạnh đó là hình ảnh đại diện mà khách hàng muốn sử dụng để có thể đưa ra định hướng thiết kế website phù hợp nhất.
- Bước 3: Dựa trên những thông tin đã thu thập được, từ đó phác thảo cơ bản.
- Bước 4: Sử dụng những phần mềm thiết kế website chuyên dụng như Photoshop, hay Illustrator,… để thực hiện thiết kế giao diện người dùng.
- Bước 5: Tiến hành trao đổi với người dùng để thực hiện quá trình khảo nghiệm, chọn lọc và nhận được những feedback cụ thể. Điều này sẽ giúp việc thay đổi, chỉnh sửa giao diện nếu cần được tiến hành một cách chuẩn xác nhất.
- Bước 6: Thực hiện việc xây dựng phiên bản UX dành cho website.
- Bước 7: Tiến hành hoàn thiện và vận hành website đạt chuẩn UI/UX theo yêu cầu.
Các loại kích thước trang website
Kích thước website chuẩn (fixed layout):
Kích thước được thiết kế cố định và chiều rộng của website có các thông số nhất định. Thông số phổ biến phổ biến là 800px, 1000px, 960px và 1260px.
Trong đó, 960px được sử dụng nhiều nhất vì kích thước này hiển thị trên màn hình phân giải cao sẽ hoàn hảo nhất. Trang web sử dụng kích thước này đảm bảo tính nhất quán của website cao và độ phân giải chất lượng.
Kích thước web lưu động
Với kích thước này, các thông số được thiết kế theo tỷ lệ phần trăm. Điều này có nghĩa là kích thước của website không cố định, có thể thay đổi co giãn tuỳ vào trình duyệt.
Cũng vì vậy, xét về các yếu tố của UX/UI thì loại này chuẩn nhất. Tuy nhiên, nhược điểm là các hình ảnh graphic hay video sẽ bị lệch và xấu đi nếu không được tính toán kỹ lưỡng.
Kích thước co giãn
Loại kích thước này là sự kết hợp tính chất giữa hai kích thước trên.
Kích thước banner website chuẩn
Bên cạnh kích thước website, thì banner cũng là một trong những yếu tố giúp đạt chuẩn UI/UX Web Design. Và để có một banner chuẩn nhất người thiết kế cần phải tỉ mỉ trong việc chọn kích thước sao cho phù hợp nhất với website.
Cụ thể, kích thước banner website chuẩn gồm:
- Kích thước hình ảnh Slide ở trang chủ: Kích thước ảnh Slider website: 1360 x 540 pixel
- Kích thước hình ảnh trong bài viết: Kích thước ảnh minh họa: 300 x 188 pixel
- Kích thước ảnh chi tiết: 800 x 500 pixel
- Kích thước hình ảnh bên trong sản phẩm: đối với hình ảnh minh họa là 300 x 400 pixel, với hình ảnh chi tiết thì lớn gấp đôi là 600 x 800 pixel
Banner có chuẩn hay không còn phải phụ thuộc vào vị trí đặt của chiếc banner đó nữa.
Và trên đây là một số thông tin về UI/UX Web Design cũng như một vài kiến thức về kích thước banner, kích thước website chuẩn. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích, giúp các bạn có được những website tuyệt vời.