103 đường số 7, khu dân cư Cityland CenterHills P.7, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Liên hệ với chúng tôi

Bài viết mới nhất

Các chỉ số và công cụ đo lường website phổ biến

Các chỉ số và công cụ đo lường website phổ biến

15/06/2023 Thiết kế website

Đo lường website và phân tích các chỉ số để đảm bảo chiến dịch đạt được mục tiêu đề ra. Vậy ta cần theo dõi những chỉ số nào? Theo dõi bằng công cụ nào?

Trong quá trình thực hiện các chiến dịch Digital Marketing, đòi hỏi chúng ta phải luôn theo dõi và đo lường, từ đó điều chỉnh sao cho đạt được những kết quả như mong muốn. Vậy ta cần theo dõi những chỉ số nào? Và theo dõi bằng những công cụ đo lường website nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tại sao phải đo lường website

Đo lường hiệu quả của website là một trong những công việc quan trọng để xem các chiến dịch Digital Marketing của bạn có đang đi đúng hướng với mục tiêu ban đầu đề ra hay không (các chiến dịch có sự tham gia của website). Chính vì thế, bất kỳ chiến dịch nào muốn thành công đều cần có mục tiêu và đo lường hiệu quả.

Việc đo lường này thường được các Marketers thực hiện qua các chỉ số hiệu quả chính – Key Performance Indicators (KPIs). Chỉ số này cho ta biết những chỉ số nào mang đến thành công cho chiến dịch.

Tại sao phải đo lường website

Các KPIs này giúp ta đạt được các mục tiêu về trang web của mình dựa trên các mục tiêu tiếp thị, chẳng hạn như tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng hơn, cải thiện tỷ lệ người đăng ký và tăng nhận thức và sự tin tưởng.

Xem thêm: Tầm quan trọng của website đối với kinh doanh và doanh nghiệp

Để cụ thể hơn, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Những chỉ số quan trọng đo lường hoạt động của website

Chỉ số thì rất nhiều, và đo lường chỉ số này thì còn phải phụ thuộc mục tiêu chiến dịch. Tuy nhiên, sau đây Wemetrics sẽ liệt kê chung những chỉ số phổ biến nhất.

1- Lưu lượng truy cập tự nhiên

Lưu lượng truy cập tự nhiên hay là lưu lượng truy cập không trả phí; hoặc cũng có thể gọi là Organics Traffic. Chỉ số này đo lường số lượng người truy cập vào website khi họ tìm kiếm từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google.

Hiện nay, chỉ số Organics Traffic được đánh giá rất cao và cũng là tiêu chuẩn KPI đưa ra của nhiều doanh nghiệp, nhất là những người làm SEO. Ngoài ra, lưu lượng truy cập tự nhiên càng cao, chứng tỏ website càng lớn và nhận được sự đánh giá cao đến từ Google.

2- Xếp hạng từ khóa

Từ khóa là một thuật ngữ để chỉ bất cứ những gì mà người dùng, khách hàng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google. Một từ khóa hay một cụm từ khóa được xem là tiền năng khi nó có lượt tìm kiếm cao, hay nói cách khác nó đánh đúng vào nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Và để từ khóa đó thật sự chất lượng và được xếp hạng cao thì nội dung, trang web phải chứa các nội dung được tối ưu. 

Xếp hạng từ khóa

Đặc biệt, nếu thứ hạng từ khóa càng cao và càng nhiều từ khóa lên top thì tỷ lệ truy cập vào website của bạn càng lớn, từ đó mang lại nhiều lưu lượng truy cập vào website hơn.

3- Tỷ lệ nhấp vào website

Tỷ lệ nhấp hay còn gọi là CTR, đây là tỷ lệ giữa số  người nhấp vào trang web trên số lần hiển thị.

Đơn giản hãy lấy ví dụ: trang web có 1000 lần hiển thị khi người dùng tìm kiếm trên Google; và trong số đó có 100 người nhấp vào web của bạn. Từ đó ta có thể suy ra CTR là 100/1000 = 10%.

Số liệu này như một thước đo giúp đánh giá đo lường hiệu quả việc tối ưu các thẻ Meta Title, thẻ Meta Description cũng như URL nhằm tạo được sự chú ý của khách hàng. Thông thường, ở vị trí top 1 của Google thì tỉ lệ CTR trung bình là 28,5% và thứ hạng càng cao thì cũng ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ CTR của web.

4- Tỷ lệ chuyển đổi

Đây có lẽ là KPI phổ biến nhất, vì đa số nhà quản trị website đều muốn biết có bao nhiêu người truy cập web đã mua hàng của doanh nghiệp, từ đó có thể kiểm soát được lường khách hàng tiềm năng, doanh thu, lỗ lãi của doanh nghiệp.

Tỷ lệ chuyển đổi

Tuy nhiên, cũng tùy trường hợp mà tỷ lệ chuyển đổi có thể ở các dạng khác nhau. Con số này không nhất thiết là chuyển đổi từ người truy cập website sang người mua hàng, hay trả phí dịch vụ. Tỷ lệ chuyển đổi có thể dùng để đo lường tỷ lệ người truy cập đăng ký nhận bản tin, đăng ký dùng thử chẳng hạn. Thậm chí tỷ lệ chuyển đổi không cần là mục tiêu kinh doanh mà chỉ đóng góp vào mục tiêu chung.

Xem thêm: Cách đặt CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi

5- Bounce Rate và Time Onsite

Bounce Rate hay còn được gọi là tỷ lệ thoát, tỷ lệ này được tính để thể hiện phần trăm những người truy cập vào website nhưng không phát sinh thêm tương tác nào hay nhấp vào một liên kết nào khác trên website. Chỉ số này có thể cung cấp cho ta những thông tin chi tiết về hiệu suất nội dung trên trang web đã hoạt động tốt hay chưa, nội dung đã đáp ứng nhu cầu của người dùng, người tìm kiếm hay chưa.

Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ nội dung trên trang, trên web chưa hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ số Bounce Rate tốt, có thể mang lại khả năng chuyển đổi cao của website.

Xem thêm: Cách tối ưu Bounce Rate đơn giản hiệu quả

Còn Time on site hay còn được gọi là thời gian trên trang. Trái ngược với Bounce Rate, đây là số liệu hiển thị thời gian trung bình mà khách hàng ở lại trên website. Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ nội dung trang web càng hấp dẫn, hữu ích cho người đọc.

Và Time on site giống Bounce Rate ở chỗ, nếu được tối ưu tốt thì cũng kéo theo tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng.

Như vậy chúng ta để nói sơ qua một số chỉ số quan trọng trong để đo lường website. Vậy thì thế nào để ta đo lường những chỉ số đó? Mời bạn theo dõi tiếp nhé!!!

Một số công đo lường website

Việc phân tích hiệu quả rất quan trọng, chính vì thế không thể thiếu các công cụ đo lường website chuyên dụng, sau đây là một số công cụ phổ biến và hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo.

1- Google Analytics

Google Analytics -  Công cụ đo lường website

Đây là một trong những công cụ phân tích, đo lường website được sử dụng nhiều nhất, hoàn toàn miễn phí, với bộ công cụ mạnh mẽ. Google Analytics cho phép ta theo dõi nguồn traffic, Time on site, Bounce Rate, Tỷ lệ chuyển đổi,…

Công cụ này giúp ta có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Làm sao để thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
  • Liệu quảng cáo có hiệu quả không?
  • Nội dung trang web có hấp dẫn không?
  • Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website thường xuyên?
  • Làm thế nào để cải thiện tương tác với trang web?

Ngoài ra, Analytics còn cung cấp cho ta nhiều những chỉ số vô cùng bổ ích khác để có thể nghiên cứu Insight của khách hàng trên website:

  • Sự tăng giảm lượng người truy cập: khách hàng mới hoàn toàn, khách hàng mới và khách hàng cũ ghé thăm website
  • Nguồn truy cập: thống kê khách hàng truy cập website đến từ đâu: ví dụ: search trên google, thấy trên newfeed hay quảng cáo của facebook ….
  • Thiết bị truy cập: khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập vào website
  • Thời gian truy cập website: thời gian khách hàng bắt đầu truy cập vào website, tức là thời gian khách hàng đó rảnh
  • Phân tích nhân khẩu: đối tượng khách hàng truy cập vào website là người như thế nào?

Và để sử dụng công cụ này, ta cần phải tạo tài khoản và gắn mã theo dõi vào website. Nếu bạn chưa biết thực hiện như thế nào thì hãy theo dõi: Cách cài đặt Google Analytics và GA4 cho website WordPress.

2- Google Search Console

Đây là một công cụ đo lường website vô cùng quan trọng đối với các quản trị viên website, và là một công cụ không thể thiếu khi làm SEO trên Google. Google Search console được xem là bác sĩ website, giúp người quản trị nhận ra các lỗi website đang gặp phải: Cảnh báo các trang, các chỉ mục dính lỗi, kiểm tra phát hiện phần mềm độc hại. Từ đó đưa ra các phương án khắc phục.

Google Search Console - Công cụ đo lường Website

Công cụ này có thể thực hiện các công việc như:

  • Giúp Google biết về trang web: Gửi sitemap, kiểm tra robots, giúp index các bài mới một cách nhanh nhất : các bot tìm kiếm của Google sẽ lần theo các địa chỉ trong sitemap này và đưa nó vào hệ thống dữ liệu của Google.
  • Xác định được cụm từ tìm kiếmvị trí trung bình của các từ khóa trong trang kết quả tìm kiếm google (Search Console Insight)
  • Phân tích chi tiết lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên google: số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR(Click Through Rate), vị trí…
  • Kiểm tra các backlink.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Đưa ra phương thức cải tiến HTML, tăng tốc cho các thiết bị di động; Xác định các trang, các liên kết bị lỗi (Lỗi 404); Đưa ra các cảnh báo về vấn đề bảo mật Website….

Xem thêm: Cách cài đặt Google Search Console vào website WordPress

3- Ahref

Ahrefs là một trong những Công Cụ đo đạt xuất sắc trong SEO. Công cụ này không chỉ sử dụng dữ liệu để đo lường website của chúng ta mà còn giúp ta phân tích website của đối thủ, nghiên cứu keyword, theo dõi thứ hạng keyword, lưu lượng truy cập, tìm kiếm thời cơ tăng traffic site, xây dựng sự liên kết (Backlinks).

Ahref - Công cụ đo lường Website

Một số chỉ số quan trọng trong Ahref:

  • UR (URL Rating): Tính toán kết hợp chất lượng , số lượng những liên kết đang trỏ đến trang web;
  • DR (Domain Rating): xếp hạng URL được áp dụng trên toàn bộ trang web (tương đương với Moz Domain Authority);
  • Anchors: bảng nghiên cứu văn bản Anchors được phổ biến nhất trong hồ sơ liên kết web;
  • Referring Domains (Tên miền được giới thiệu): Số lượng những trang web độc nhất không giống nhau liên kết tới trang hoặc trang web;
  • Cung cấp CTLDs: bảng nghiên cứu tích các liên kết của trang website bởi tên miền ở cấp độ top (.com, .edu, .de,…);
  • Xếp hạng Ahrefs: xếp hạng thế giới về hồ sơ liên kết của trang website. Giống như Alexa, số càng thấp càng tốt;
  • Parent Topic: chủ đề được mở rộng mà từ khóa này thuộc về;
  • Tiềm năng lượng truy cập: lưu lượng click mà bạn nhận được nếu như bạn được xếp ở vị trí số 1 keyword đấy;
  • Xếp hạng từ khóa: một danh sách các keyword cho ra top 10 thành tựu cũng được xếp hạng.

Và trên đây là một số thông tin về vấn đề đo lường website. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin thú vị và bổ ích cho mọi người.