Bounce Rate được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một website. Vậy Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Tối ưu như thế nào?
Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng và được mọi người sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của một website. Vậy Bounce Rate là gì? Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Tối ưu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát trang. Đây là phần trăm số phiên truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, sau đó rời đi ngay mà không đến một trang nào khác trên website đó.
Bounce bao nhiêu là tốt?
Để trả lời câu hỏi Bounce Rate bao nhiêu là tốt thì chúng ta hãy tham khảo nghiên cứu của Rocket Fuel. Và theo nghiên cứu của ông này thì hầu hết các trang web có tỷ lệ Bounce Rate trong khoảng từ 26% đến 70%. Dựa trên những dữ liệu phân tích, họ đã đưa ra một thang phân loại như sau:
- Nhỏ hơn hoặc bằng 25%: Có vấn đề gì đó xảy ra với website;
- 26%-40%: Xuất sắc;
- 41%-55%: Trung bình;
- 56%-70%: Cao hơn bình thường, nhưng có thể hợp lý tùy thuộc vào từng lĩnh vực;
- Lớn hơn hoặc bằng 70%: Tệ hoặc website xảy ra sự cố.
Để biết tỷ lệ thoát là bao nhiêu thì ta có thể xem ở trong giao diện của Google Analytics.
Xem thêm: Cách cài đặt Google Analytics
Vai trò của chỉ số Bounce Rate
Thông thường chúng ta sẽ dựa vào chỉ số Bounce Rate để có thể biết được mức độ hài lòng của người dùng khi truy cập vào trang web. Cụ thể, khi tỷ lệ thoát tăng cao chứng tỏ nội dung trên website có vấn đề hoặc không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, và tất nhiên nội dung không hấp dẫn được họ ở lại lâu hơn thì họ sẽ thoát ra ngay mà không nhấp vào bất kỳ một liên kết nào trên website nữa.
Ngoài ra, khi chỉ số Bounce Rate tăng cao thì cũng thể hiện được rằng chất lượng website đang ở mức kém. Mà đối với Google, họ rất muốn người dùng của mình có một trải nghiệm tốt cho nên Google sẽ không đánh giá con những trang web này, mà Google không thích và không đánh giá cao thì việc xếp hạng ở vị trí cao là điều không thể.
Còn một vấn đề quan trọng khác là khi người dùng đã không đáp ứng được nhu cầu khi truy cập website thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp, thậm chí là bằng không.
Xem thêm: UI/UX Web Design là gì? Các tiêu chí đánh giá UI/UX
Tỷ lệ thoát trong Google Analytics được tính như thế nào?
Để hiểu cách tính của Google Analytics thì ta cần phải hiểu công cụ này thống kê chỉ số Bounce Rate như thế nào. Tỷ lệ thoát trong Google Analytics sẽ được tính theo công thức sau:
Bounce rate của một trang: Là tổng số lượt truy cập trang duy nhất chia cho tổng số lượt truy cập trang trong một thời gian cần thiết tối thiểu nhất định.
Bounce rate của một website: Công thức tính tỷ lệ thoát là tổng số lượt truy cập duy nhất trên tất cả các trang chia cho tổng số lượt truy cập trên tất cả các trang của website trong một thời gian cần thiết tối thiểu nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate
1. Mục đích / hành vi của người dùng
Mỗi giai đoạn trong phễu Marketing sẽ tương ứng với mỗi hành vi khác nhau của người dùng.
Ví dụ như ở giai đoạn đầu phễu khi người dùng mới tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ và website. Nếu nội dung và sản phẩm dịch của website không đáp ứng được truy vấn của người dùng thì họ sẽ thoát ra ngay. Đến giai đoạn cuối phễu, nếu người dùng đã tìm thấy những gì mà họ cần rồi thì họ vẫn sẽ thoát trang, tuy nhiên lúc này, tỷ lệ thoát lại mang ý nghĩa tích cực (Chẳng hạn như họ vào trang liên hệ để xem số hotline và họ sẽ thoát website và gọi trực tiếp).
2. Nội dung
Yếu tố nội dung còn 2 yếu tố nhỏ nữa là “đáp ứng nhu cầu” và “hay”. Nếu tự tin nội dung hay nhưng lại không đưa được những thông tin mà người dùng thật sự mong muốn thì họ sẽ thoát ngay. Còn nếu đáp ứng được nhu cầu thắc mắc của họ nhưng nội dung lại không hay thì họ sẽ chỉ xem trang đó thôi, không nhấn vào bất kỳ một trang nào nữa để khám phá tiếp.
3. Trang đích
Khi nhắc đến nội dung thì phải nói tới trang đích, vì một trang đích sẽ có nội dung khác nhau. Ví dụ như trang liên hệ, khi người dùng chọn vào trang liên hệ thì họ chỉ mong muốn là tìm kiếm được liên hệ thôi, sau đó họ sẽ liên hệ và tư vấn trực tiếp, lúc này Bounce Rate là 100% như nó không hề xấu.
Ngoài ra chất lượng trang đích cũng rất quan trọng, nếu trang đích không hấp dẫn về mặt hình ảnh lẫn nội dung; và dường như người dùng sẽ đánh giá đó là một website spam. Họ sẽ có xu hướng thoát khỏi trang ngay lập tức sau khi click vào. Điều này khiến Bounce Rate sẽ cao. Tệ hơn nếu đây là trang sản phẩm thì việc này có nghĩa là họ không quan tâm đến sản phẩm.
4. Loại website
Mỗi loại website khác nhau sẽ có chỉ số Bounce Rate khác nhau.
Cụ thể, nếu là một blog thì người dùng vào và đọc thông tin rồi thoát ra dẫn đến tỷ lệ thoát (khoảng 50 – 70%). Nhưng nếu là website thương mại điện tử, kinh doanh nhiều mặt hàng thì Bounce Rate sẽ rơi vào khoảng trung bình là 30 – 45%. Nếu website chỉ có một trang thì tỷ lệ thoát chắc chắn là 100% rồi, ví dụ dễ thấy nhất là landingpage.
5. Lĩnh vực kinh doanh của website
Tương tự, khi nhắc đến loại website thì cũng cần phải đề cập đến lĩnh vực kinh doanh, mỗi lĩnh vực kinh doanh thì website sẽ có một tỷ lệ thoát khác nhau.
Ví dụ như ngành xuất bản sẽ có chỉ số tỷ lệ thoát (70% trở lên) được xem là bình thường. Tuy nhiên đối với các ngành tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm,… mà chỉ số Bounce Rate trên mức 60% được xem là đáng báo động.
Ngoài những yếu tố kể trên thì còn có cả loại thiết bị, loại kênh tiếp thị, chất lượng truy cập,...
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tối ưu chỉ số này? Cùng tham khảo tiếp...
Mẹo tối ưu chỉ số Bounce Rate
1. Cải thiện nội dung và khả năng đọc
Người dùng chỉ thật sự hướng thú với những nội dung mà họ thích và có nhu cầu tìm hiểu. Vì thế, chúng ta hãy bỏ qua những quy tắc viết bài chuẩn SEO nhàm chán mà hãy tập trung ưu tiên vào những kiến thức bổ ích cho người dùng trước.
Về cơ bản, hành vi tìm kiếm của người dùng thường dùng cho những mục đích sau:
- Thông tin: mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chủ đề nào đó có tiêu đề phù hợp
- Điều hướng: mong muốn truy cập vào một trang/ứng dụng cụ thể
- Điều tra thương mại: mong muốn tìm hiểu về review sản phẩm
- Giao dịch: mong muốn tìm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ để chuẩn bị mua hàng
Hãy sản xuất nội dung đúng với từng loại mục đích và ý định của người dùng. Những nội dung e chất lượng không chỉ giữ chân được khách hàng lâu hơn, mà còn lôi cuốn và dẫn dắt họ đọc thêm nhiều bài viết.
Bên cạnh đó, hãy xây dựng ra những nội dung hết sức dễ đọc, cho phép người dùng lướt qua những nội dung chính và xác định được những nội dung quan trọng chỉ sau vài giây.
- Sử dụng các tiêu đề phụ để tách các đoạn khác nhau trong bài viết;
- Viết các đoạn văn ngắn, xúc tích, thú vị;
- Sử dụng các gạch đầu dòng để giải thích các bước, lợi ích hoặc các điểm quan trọng;
- Chèn hình ảnh, screenshot phù hợp vào bài viết;
- Sử dụng ví dụ để giải thích các khái niệm, định nghĩa khó;
- Chèn mục lục (có thể click được) vào phần trên cùng để giúp người dùng click vào những phần họ muốn xem;
2. Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất của một website cũng như tỷ lệ chuyển đổi. Ngày nay, tốc độ quyết định hầu hết, người dùng không đủ kiên nhẫn để chờ truy cập vào website bạn đọc thông tin bởi họ có quá nhiều lựa chọn giữa biển thông tin mà Google cung cấp.
Nếu website load quá lâu chắc chắn họ sẽ thoát ngay để sang những website đối thủ .
Tham khảo: Cách tăng tốc độ tải trang
3. Cải thiện trải nghiệm người dùng trên mobile
Đây là thời buổi mobile-first index, nói một cách dễ hiểu hơn là người dùng sử dụng điện thoại rất nhiều, kéo theo đó các truy vấn trên điện thoại cũng nhiều theo. Chính vì vậy, Google sẽ ưu tiên hoặc đánh giá cao hơn với những website có tốc độ và trải nghiệm tốt trên di động.
Nếu người dùng đang sử dụng một thiết bị di động để truy cập vào website, họ muốn đến trên một trang được tối ưu trên di động.
4. Tối ưu liên kết nội bộ (Internal Link)
Sử dụng liên kết nội bộ (internal link) là một cách vô cùng hiệu quả để giúp kết nối các phần nội dung có liên quan với nhau, từ đó khuyến khích người dùng tìm hiểu thêm các nội dung liên quan và từ đó giảm Bounce Rate và giữ chân họ lâu hơn.
Những liên kết nội bộ bằng Anchor Text không chỉ giúp giảm Bounce Rate mà còn có thể giúp ta Call To Action dễ hơn. Ngoài ra nó còn giúp các GoogleBot thu thập dữ liệu và khám phá các trang trên website.
5. Thêm bài viết liên quan
Đây là một dạng Internal Link khá phổ biến, việc này thông báo cho người biết là trên website còn có những nội dung thú vị khác liên quan đến nội dung mà họ vừa đọc.
Hãy thêm bài viết liên quan ngay bên dưới bài viết, sau đó là làm nổi nó lên để người dùng chú ý đến.
6. Hạn chế các quảng cáo
Có rất nhiều lý do một trang web nặng về quảng cáo có thể làm giảm lòng tin của khách truy cập. Ngoài ra quảng cáo có thể làm chậm tốc độ load trang và dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt. Chúng gây ra nhiều sự lộn xộn về thị giác và làm cho trang web trông như thể nó dành cho các nhà quảng cáo, chứ không phải độc giả.
Bạn có thể sử dụng A/B test để tìm ra giải pháp tốt nhất để bạn vừa có doanh thu từ quảng cáo vừa giúp người dùng có trải nghiệm tốt và không bị phân tâm.
Và trên đây là một số chia sẻ về Bounce Rate - Tỷ lệ thoát trang. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn để áp dụng vào website của mình. Chúc bạn thành công!!