CMS là hệ quản trị nội dung, thành phần không thể thiếu trên mỗi website. Vậy có những loại CMS nào? Và WordPress thuộc hệ quản trị nội dung nào?
CMS có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta mỗi khi nhắc những vấn đề liên quan đến website. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có những loại CMS nào? WordPress thuộc hệ quản trị nội dung nào? Và tại sao lại cần phải có CMS trên mỗi website? Và để giải đáp những câu hỏi đó, mời mọi người theo dõi bài viết sau đây!
CMS là gì?
CMS - Content Management System là hệ quản trị nội dung của trang web, dùng để điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của website như tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông liên hệ,…
Với các CMS nâng cao, ta còn có thể chỉnh sửa, phân loại danh mục, thậm chí thay đổi hiển thị giao diện và nhiều thao tác phức tạp khác trên website.
Nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc điều khiển và vận hành website, CMS có những chức năng cơ bản như:
- Tạo, lưu trữ các nội dung
- Chỉnh sửa, thêm, bớt nội dung
- Chuyển và chia sẻ nội dung
- Quản lý và phân quyền người dùng
CMS đóng vai trò như phần quản trị – admin của website. Nơi mà tất cả các dữ liệu website cả bạn được lưu trữ.
Tại sao website nào cũng phải có CMS
Cập nhật nội dung, thông tin cho website
“Content is King!!!”... một website không có nội dung thì không là gì cả! CMS với giao diện trực quan, việc theo dõi số liệu như số lượng bài đăng, sản phẩm; hay các số liệu khác như số lượt truy cập bài viết, số lượt chia sẻ trở nên vô cùng đơn giản.
Giao diện đảm bảo sự nhất quán
Ngoài việc hỗ trợ trong việc xây dựng và chỉnh sửa nội dung website đơn giản và nhanh chóng, CMS còn giúp ta chỉnh sửa nhiều mục trong cùng một giao diện; giúp hệ quản lý một cách nhất quán, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.
Sử dụng hình thức Marketing
Việc có thể cập nhật thông tin dễ dàng và nhanh chóng trên website giúp nó trở thành một kênh truyền thông vô cùng tiện ích. Bởi vì nhờ có CMS, ta dễ dàng thực hiện các hình thức tiếp thị từ content marketing, email marketing, video marketing,… một cách hiệu quả, giúp tăng traffic website và lượt chuyển đổi.
Ngoài ra, khi sử dụng hệ quản trị nội dung CMS, ta có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị bằng content và tạo ra những phễu thu email, số điện thoại.
Phân loại hệ quản trị nội dung
Hiện nay CMS - hệ quản trị nội dung được chia thành 3 loại bao gồm:
CMS Open Source
Hay còn được gọi là CMS mã nguồn mở. Đây là một hệ thống quản trị phổ biến, dễ dùng.
Ưu điểm: Sở hữu đầy đủ tính năng cơ bản từ quản lý trang, bài viết, liên kết, tài khoản, tag, cấu hình,…;
Nhược điểm: Có thể không đáp ứng được đủ nhu cầu và mong muốn của người dùng nâng cao.
CMS tự code (tự xây dựng hoặc dùng Framework)
Như cái tên, ta có thể thấy khi muốn cài đặt CMS này thì sẽ phải tự code lại toàn bộ.
Ưu điểm: Tùy chọn giao diện, thiết kế theo như ý muốn. Đồng thời có thể tích hợp thêm nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm: Cài đặt khó khăn, khá phức tạp và tốn nhiều thời gian cho newbie.
CMS bị tính phí
Đây là loại CMS phải bỏ tiền ra để mua bản quyền sử dụng. Chúng ta không cần chỉnh sửa hay khắc phục cũng như nâng cấp gì cả, mà thay vào đó là các đơn vị cung cấp sẽ tiến hành mọi thao tác.
Ưu điểm: Ổn định, sở hữu nhiều tính năng riêng biệt hấp dẫn. Đội ngũ chuyên nghiệp, hỗ trợ nhanh chóng.
Nhược điểm: Mất phí sử dụng.
Các CMS phổ biến nhất hiện nay
Hệ quản trị nội dung - CMS WordPress
Đây là hệ thống CMS có số lượng người sử dụng lớn nhất hiện nay và vẫn đang tiếp tục tăng trong tương lai. Mặc dù được nhiều người sử dụng là vậy tuy nhiên vẫn có nhiều bạn chưa rõ và đặt câu hỏi là “Wordpress thuộc hệ quản trị nội dung nào?”. Thì câu trả là “CMS Open Source” nhé
WordPress sử dụng MySQL và PHP là 2 thành phần được hỗ trợ trên tất cả các web host giúp cho WordPress có thể tương thích trên tất cả các web host hiện nay. Với sự phổ biến rộng lớn, các đơn vị cung cấp hosting hiện nay còn cung cấp cả những web host được tối ưu riêng cho wordpress, giúp cho hệ thống website đạt được tốc độ tối ưu.
Xem thêm: Website Wordpress là gì? Những lý do nên thiết kế website bằng Wordpress
Hệ quản trị nội dung - CMS Joomla
Tương tự như WordPress, Joomla cũng được viết bằng PHP và kết nối với MySQL, do vậy CMS này có sự tương thích rất tốt với các web host. Tuy nhiên theo nhiều feedback của người thì thì Joomla khó sử dụng hơn so với WordPress và nó cũng không có quá nhiều theme và plugin.
Tuy là vậy, nhưng Joomla lại cho người dùng khả năng quản lý sâu rộng hơn đối với những website lớn còn WordPress lại phù hợp với những người không chuyên với những giao diện đơn giản dễ sử dụng. Joomla sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu sử dụng cho website thương mại điện tử, trang cộng đồng, mạng xã hội….
Joomla có những đặc tính như: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ tải trang, lập chỉ mục cho website, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, blog, bản tin nhanh, diễn đàn, bình chọn, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Hệ quản trị nội dung - CMS Opencart
Opencart cũng là CMS được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP. CMS Opencart sử dụng mã nguồn mở. Bên cạnh đó, với khả năng hỗ trợ cho e-commerce, nó còn có tính năng đặc biệt Multishop giúp ta hoàn toàn có thể tạo được nhiều Store trên website của mình. Ngoài ra còn có tính năng tiện ích khác như mô hình tích điểm, mã giảm giá, chuyên mục quản lý sản phẩm,... hỗ trợ rất nhiều cho những ai muốn kinh doanh bán hàng online.
Hệ quản trị nội dung - CMS Drupal
Drupal cũng là lựa chọn khá ổn cho các đơn vị có dự định xây dựng website bằng mã nguồn mở (PHP), tiết kiệm chi phí. Đây là là sự lựa chọn lý tưởng cho các trang web có quy mô trung bình hoặc lớn.
Drupal sở hữu sự linh hoạt, khả năng tùy chỉnh tốt cũng như hệ thống plug-in đa dạng. CMS này sẽ phù hợp với các trang web trên lĩnh vực tin tức, thương mại điện tử,... Tuy nhiên, khác với WordPress hay nhưng CMS khác, Drupal sử dụng hoàn bằng Tiếng Anh.
Hệ quản trị nội dung - CMS Magento
CMS Magento được sinh ra để hỗ trợ phát triển nền tảng thương mại điện tử và blog. Và tất nhiên Magento cũng là một mã nguồn mở (PHP), Magento hiện tại đang có 2 phiên bản là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí). Magento là nền tảng được sử dụng rất nhiều tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc,...
Magento được yêu thích bởi nhiều lý do như: khả năng mở rộng linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn; cho một giao diện di động thân thiện; tốc độ tải trang nhanh; và sự bảo mật.
Và trên đây là những chia sẻ về CMS - hệ quản trị nội dung. Hy vọng bài viết này cung cấp cho mọi người những kiến thức thú vị.